Chia sẻ một số những điều cần biết khi kinh doanh với Phần Lan

Chủ nhật - 08/11/2020 10:27
Đất nước Phần Lan xinh đẹp
Đất nước Phần Lan xinh đẹp
Các qui định về xuất nhập khẩu:
Chứng từ nhập khẩu Các công ty xuất khẩu hàng hóa vào Phần Lan cần lưu ý các vấn đề liên quan đến chứng từ nhập khẩu sau:
  • Tờ khai hải quan và tờ khai về trị giá tính thuế (kèm theo giấy phép nhập khẩu và hóa đơn thương mại) được yêu cầu bởi nhà nhập khẩu khi hàng đến cảng của Phần Lan.

  •  Hóa đơn chiếu lệ: có thể được yêu cầu bởi nhà nhập khẩu để lấy giấy phép nhập khẩu. Thông tin trên hóa đơn phải nhất quán với những thông tin trên hóa đơn thương mại.

  • Hóa đơn thương mại: không có qui định về mẫu hóa đơn, tuy nhiên trên hóa đơn phải có đủ các thông tin bao gồm: tên và địa chỉ của người bán và người mua; ngày lập hóa đơn và thực hiện việc mua bán; số, loại, trọng lượng, ký má hiệu và số thứ tự của hàng hóa; tên thương mại và số lượng hàng; cột giá hàng và phần chiết khấu; điều khoản giao hàng và thanh toán; nước nơi hàng được mua hoặc nước xuất xứ (nếu hóa đơn kê nhiều loại hàng từ những nước khác nhau, nước xuất xứ của từng mặt hàng phải được nêu riêng); bưu phí hoặc chi phí vận chuyển; chi phí đóng gói, bảo hiểm và chi phí giao nhận. Nếu có quá nhiều chi tiết cần thiết liên quan đến lô hàng thì nên có kèm theo phiếu đóng gói riêng.

  •  Giấy chứng nhận xuất xứ: được yêu cầu đối với một số mặt hàng cụ thể. Người xuất khẩu cần kiểm tra kỹ với người nhập khẩu về các chi tiết cần thiết.

  •  Vận đơn: vận đơn theo lệnh có thể được chấp nhận. Cần có bản gốc và bản copy vận đơn.

  • Phiếu đóng gói: nếu trên hóa đơn không đủ để ghi các chi tiết về bao kiện hàng hóa thì nên cung cấp phiếu đóng gói riêng cho lô hàng.

  •  Giấy chứng nhận đặc biệt: giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp được yêu cầu đối với động thực vật nhập khẩu có khả năng dễ gây lây nhiễm bệnh sang nước nhập khẩu. Các mặt hàng thuộc diện phải có kèm theo giấy chứng nhận đặc biệt bao gồm động thực vật sống, sản phẩm thô từ động vật và nhiều sản phẩm chế biến khác từ động vật. Thực phẩm hỗn hợp, cỏ khô cho động vật và phân bón hỗn hợp cần có giấy chứng nhận do Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (Ministry of Agriculture and Forestry) Phần Lan cấp.

Du học Phần Lan: đất nước con người | Duhoctoancau.com

Hạn chế nhập khẩu:
Phần Lan thông qua các qui tắc thực hành về thị trường nội khối EU vào năm 1995, trong đó xác định quan hệ thương mại giữa Phần Lan và các nước trong và ngoài khối. Nhập khẩu của Phần Lan không bị ảnh hưởng mạnh bởi tư cách thành viên EU của nước này. Những thay đổi về vấn đề bảo vệ biên giới của thị trường nội địa chỉ liên quan tới các nước ngoài EU.

Hầu hết các hạn chế nhập khẩu chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng bao gồm các loại thép, đặc biệt là những loại nhập khẩu từ các quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng Chung (Commonwealth of Independent States – CIS) và một số mặt hàng từ Trung Quốc. Hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Phần Lan được áp dụng chung như qui định của toàn EU. Khả năng được cấp hạn ngạch tùy thuộc vào việc nhà nhập khẩu là nhà cung cấp đã hiện diện trên thị trường hay là nhà nhập khẩu mới.

Phần Lan áp dụng các qui định pháp lý về chống bán phá giá của EU cùng với các cơ chế bảo hộ nhập khẩu của Liên minh. Phần Lan cũng áp dụng Hệ thống Thuế quan Ưu đãi Phổ cập (Generalised System of Preferences - GSP) và các loại thuế nhập khẩu theo qui định của EU.

Qui định về hạn chế nhập khẩu của Phần Lan cũng tương tự như các nước khác ở EU. Giấy phép nhập khẩu được yêu cầu đối với các sản phẩm dệt, một số loại đồ sứ, thực phẩm, sản phẩm sắt và thép. Giấy phép nhập khẩu được cấp bởi Ban Hải quan Quốc gia (National Board of Customs) trên cơ sở xem xét đơn của nhà nhập khẩu.

Những hạn chế nhập khẩu khác bao gồm việc kiểm soát vệ sinh dịch tễ ở biên giới đối với thịt và các sản phẩm từ thịt, sữa và các sản phẩm sữa, cá và các sản phẩm từ cá.

Kiểm soát kiểm dịch ở biên giới được áp dụng đối với thực vật sống.

Một số sản phẩm chịu những qui định kỹ thuật và kiểm soát về tiêu chuẩn bắt buộc bao gồm sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm sơn.


Những sản phẩm bị cấm nhập khẩu vào Phần Lan bao gồm:
  • Các sản phẩm qui định trong Công ước CITES

  • Vũ khí

  • Hóa chất PCB và PCT sử dụng trong máy biến thế, biến áp và bình ngưng có khả năng tạo ra các chất thải công nghiệp.

  • Thịt cá voI

Tạm nhập:
Hàng hóa tạm nhập khẩu vào Phần Lan có thể được miễn thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau: 
  • Hàng hóa nhằm mục đích trưng bày tại hội chợ hoặc triển lãm

  • Hàng mẫu thương mại

  • Thiết bị và dụng cụ chuyên ngành

Nếu hàng hóa không có mục đích sử dụng nêu trên và không được xuất khẩu trong khoảng thời gian qui định (tối đa là 1 năm) thì phải thực hiện các thủ tục thông quan thông thường và phải trả các khoản thuế và phí theo qui định. Tại Phần Lan, ATA Carnet, một loại chứng từ hải quan quốc tế sử dụng trong việc tạm nhập hàng hóa miễn thuế, được cấp bởi Phòng Thương mại. ATA Carnet thường được

Tạm nhập các mặt hàng bao gồm: Hàng mẫu, tài liệu trưng bày tại hội chợ hoặc triển lãm, các thiết bị chuyên ngành như máy tính xách tay, phần mềm… và có giá trị trong vòng 1 năm.

Hàng rào phi thuế quan:
Đối với những thông tin về cấp phép nhập khẩu, hạn ngạch và các mặt hàng cấm nhập khẩu, bạn có thể tham khảo trang web của Hải quan Phần Lan (Finnish Customs). Việc nhập khẩu thực phẩm và các mặt hàng nông sản từ các nước ngoài EU được thực hiện theo Chính sách nông sản chung (các sản phẩm CAP – Common Agricultural Policy), thường áp dụng thuế nhập khẩu và hạn ngạch và có thể yêu cầu có giấy phép hoặc chứng nhận. 

Chính sách thuế và thuế suất:
Thuế thu nhập doanh nghiệp tiêu chuẩn đã được giảm xuống mức 20% vào năm 2013. Mức thuế chung vẫn là 24%, ngoài ra có thể có một số loại thuế và mức giảm thuế khác được áp dụng. Để có thêm thông tin, có thể tham khảo trang web của Văn phòng thuế Phần Lan (Finnish Tax Office). Các công ty có ý định kinh doanh trên thị trường này cần tư vấn từ các văn phòng thuế đối với từng trường hợp cụ thể.

Phần Lan áp dụng một phần hệ thống thương mại hài hòa thuế quan chung của Liên minh Châu Âu (EU). Các quy định về xuất nhập khẩu tuân theo các quy định của EN. Mức thuế suất chung (CCT) được áp dụng cho những hàng hóa nhập khẩu qua biên giới của EU.

Cộng đồng Châu Âu đã thiết lập hệ thống Thông tin thuế quan bắt buộc (BTI) như một công cụ cung cấp thông tin về thuế suất áp dụng cho các mặt hàng xuất nhập khẩu. Trước khi giao hàng, bạn có thể tham khảo trang web của Hải quan Phần Lan (Finnish Customs website)


Cẩm nang du lịch Phần Lan
Qui định về bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác:
Những yêu cầu về nhãn mãc và ký mã hiệu tại Phần Lan dựa trên Luật An toàn Thực phẩm (Act on Product Safety) có hiệu lực cùng với chỉ thị của EU về vấn đề an toàn thực phẩm. Những thông tin trên phải có trên những bao gói bán lẻ: tên sản phẩm (chỉ rõ thành phần bao gói), tên nhà sản xuất, trọng lượng và khối lượng của các thành phần trong sản phẩm, đơn vị đo bằng hệ mét).

Cỏ khô, than bùn và rơm có thể không được sử dụng nếu không được phép của Bộ Nông nghiệp Phần Lan.

Các mặt hàng nhập khẩu được ký hiệu theo bất kỳ cách nào dẫn đến việc hiểu nhầm nước xuất xứ hàng hóa hoặc nhãn hiệu sẽ bị cấm nhập khẩu vào Phần Lan.

Tất cả các thùng chứa hàng bên ngoài phải có ký hiệu và số hiệu xác định giống như ghi trên vận đơn. Thông tin về chất phụ gia và chất cặn / bã của thực phẩm phải bao gồm trên nhãn mác. Những thông tin liên quan đến vấn đề dinh dưỡng của thực phẩm như vitamin, khoáng chất, chất béo và axit amin cùng các hợp chất khác (nếu có trong sản phẩm) cũng cần được đề cập tại nhãn mác sản phẩm.

Các sản phẩm sơn phải tuân thủ những qui định và yêu cầu đặc biệt về phân loại sản phẩm độc hại được nêu trên nhãn mác.

Thông tin cảnh báo đối với vấn đề sức khoẻ phải có trên vỏ bao thuốc lá bán tại các điểm bán lẻ.

Nếu các vấn đề về an toàn và an ninh kinh tế của sản phẩm thuộc diện quan tâm của người tiêu dùng thì trên bao gói bán lẻ của sản phẩm phải bao gồm các thông tin sau: các thành phần có trong sản phẩm, hướng dẫn cảnh báo về việc sử dụng, hướng dẫn vận hành, cách bảo quản hoặc thải hồi sản phẩm.


Qui định về kiểm dịch động thực vật:
Một số mặt hàng thực phẩm nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa Phần Lan có thể chỉ được phép chứa một số chất phụ gia nếu được Bộ Thương mại và Công nghiệp Phần Lan chấp thuận.

Chỉ một số hãng có thẩm quyền tại Phần Lan được phép nhập khẩu dược phẩm, chất gây mê và chất độc.


Quyền sở hữu trí tuệ:
Phần Lan thực thi nhiều qui định pháp lý có hiệu quả đối với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm Hiệp định WTO TRIPS, đặc biệt là tại Nga và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc (là những thị trường quan trọng của Phần Lan). Cùng với Hiệp định TRIPS, Phần Lan cũng tham gia vào việc mở rộng các thỏa thuận song phương của EU đối với vấn đề sở hữu trí tuệ. Nước này luôn nỗ lực trong việc xác định các loại hàng giả, hàng nhái vi phạm sở hữu trí tuệ trên thị trường và ngăn chặn sự xâm nhập vào thị trường của các mặt hàng này bằng cách tăng cường năng lực tác nghiệp cho cơ quan hải quan. Tại Phần Lan, các vấn đề về sáng chế và thương hiệu do Văn phòng sáng chế và đăng ký Phần Lan quản lý.

Khu vực tự do thương mại:

Phần Lan có một cảng tự do thương mại miễn thuế ở Hanko, khu vực cực Nam của đất nước. Cảng này nối với Turku bằng một tuyến đường liên hợp là đường sắt và phà. Thêm vào đó, tại Phần Lan có 20 khu vực lưu kho miễn thuế dành cho hàng nhập khẩu do các tập đoàn lớn của các thành phố quản lý. Các khu vực này cung cấp các dịch vụ lưu kho, thực hiện hoạt động lắp ráp và sản xuất khi được sự cho phép của Ban Hải quan Phần Lan.

Tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ở thị trường này rất nghiêm ngặt và thực phẩm nhập khẩu phải đáp ứng những yêu cầu đặc biệt.

Trong đàm phán với EU, Phần Lan giữ quyền tiếp tục áp dụng một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của riêng họ (những tiêu chuẩn này trong hầu hết các phương tiện đều nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn của EU) trong thời kỳ quá độ sau khi trở thành thành viên EU.


Đánh giá tính hợp chuẩn:

Đánh giá tính hợp chuẩn là một bước bắt buộc đối với các nhà sản xuất khi muốn buôn bán ở Châu Âu, trong đó có Phần Lan. Mục đích của việc đánh giá tính hợp chuẩn là để đảm bảo việc nhà sản xuất tuân thủ qui định của EU trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Luật sản phẩm của Châu Âu cho nhà sản xuất một số cơ hội chọn lựa liên quan đến công tác đánh giá tính hợp chuẩn, phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm khi sử dụng sản phẩm. Các chọn lựa này có thể là tự chứng nhận, kiểm tra theo chủng loại, hệ thống kiểm tra chẩt lượng sản xuất, và hệ thống bảo đảm chẩt lượng toàn diện.

Doanh nghiệp có thể truy cập danh sách các tổ chức đánh giá tính hợp chuẩn của các nước thành viên tại địa chỉ trực tuyến sau của Ủy ban Châu Âu http://Europa.eu.int/comm/enterprise/nando-is/home/index.cfm.

Để thúc đẩy quá trình chứng nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm cuối cùng, doanh nghiệp có thể tham gia các chương trình đánh giá tính hợp chuẩn tự nguyện. Hệ thống chứng nhận của CEN là Keymark, dấu CENCER, và Nhóm Hiệp định Tiêu chuẩn Châu Âu. CENELEC cũng có một chương trình riêng tại www.cenelec.org/Cenelec/Homepage.htm. Còn ETSI không cung cấp các dịch vụ đánh giá tính hợp chuẩn.


Văn hóa kinh doanh:
Nhìn chung người Phần Lan rất thẳng tính, dễ làm quen và yêu thích thiên nhiên và thể thao.
Tập quán kinh doanh:
  • Hầu hết doanh nhân Phần Lan đều có lịch trình làm việc bận rộn. Do vậy, bạn muốn gặp họ bạn nên hẹn trước. Nên đến đúng giờ khi tới cuộc gặp. Đúng hẹn không chỉ được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng mà còn được đánh giá là có hiệu quả. Thương gia Phần Lan ít thông cảm với những trường hợp lỗi hẹn.

  • Những doanh trẻ và hiện đại thường sử dụng tên riêng, trong khi các doanh nhân có tuổi thì thường sử dụng tên họ.

  • Người Phần Lan thường bắt tay khi chào hỏi và trao danh thiếp cho nhau ngay từ lúc đầu buổi gặp.

  • Việc ra quyết định thường dựa trên sự nhất trí chung. Do vậy, hiếm khi người Phần Lan ra quyết ngay tại buổi gặp.

  • Các công ty Phần Lan không thay đổi các nhà cung cấp đã có, và nhiều mối quan hệ thương mại được thiết lập và duy trì hàng thập kỷ. Trong khi điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu đã có bạn hàng thì các nhà xuất khẩu mới đến sẽ phải quyết tâm đầu tư nỗ lực phát triển quan hệ để thâm nhập hai thị trường này và củng cố lòng tin của các thương gia mua hàng ở đây. Các thương gia Phần Lan sẽ kỳ vọng vào một cam kết tổng thể nhằm giao hàng nhanh chóng, chính xác trong thực hiện hợp đồng và chất lượng cao đối với toàn bộ các loại sản phẩm.


Tập quán xã hội:
  • Lời chào hỏi: Trong các buổi tiệc khi chào nhau họ thường bắt tay, ánh mắt nhìn nhau, sự khom lưng, cúi chào biểu hiện sự tôn trọng, trong trường hợp bình thường thì gật đầu là đủ. Cái bắt tay của người Phần Lan thường mạnh mẽ và trong thời gian ngắn. Khi gặp đôi vợ chồng, nguời vợ được chào hỏi trước, trừ trường hợp theo nghi lễ, chủ nhà sẽ được vợ, chồng chào hỏi trước, những đứa trẻ cũng được chào bằng một cái bắt tay. Hôn má, hôn tay, cũng là cách chào hỏi nhau của người Phần Lan nhưng họ hiếm khi làm việc đó khi gặp nhau. Bạn bè và những người quen có thể ôm nhau để biểu hiện lời chào.

  • Uống: Người Phần Lan dùng hơn 9 lít rượu nguyên chất một người/ một năm. Người Phần Lan uống rượu theo thói quen của người Scandinavian và người Châu Âu. Bữa ăn trưa rượu thường ít được sử dụng và ở những nơi công cộng thì càng hiếm thấy. Ở nhà, rượu thường được phục vụ vào những bữa ăn cuối tuần, nhưng những bữa ăn này chuẩn bị cho khách. Ở nhà hàng hay những bữa tiệc thường có rượu: có thể rượu sơ-lát, rượu vốtca, hay rượu mạnh,….Bia cũng là loại đồ uống thỉnh thoảng có trong bữa ăn của người Phần Lan.

  • Tiền boa : Trong cuộc sống, Người Phần Lan thường không có hình thức cho tiền boa. Đây là nguồn gốc phong tục cổ truyền của người Phần Lan. Phục vụ nhà hàng, lái xe taxi đừng mong đợi nhận được tiền boa, họ thường trả với giá thực tế ghi trong hoá đơn. Trong khách sạn tiền boa rất hiếm có. Trừ trường hợp nếu bạn có vấn đề phát sinh và muốn được giúp đỡ, những người phục vụ sẽ giúp bạn, tất nhiên bạn phải có hành động thiện ý bỏ tiền boa và lễ tân là người được nhận (chỉ trong thời gian khách ở lại khách sạn).

  • Hút thuốc: Trong những năm gần đây những người hút thuốc ở Phần Lan đã giảm đi, bởi luật pháp cấm hút thuốc ở các toà nhà công cộng và nơi làm việc. Người Phần Lan đã thích nghi với luật này và chỉ hút thuốc ở một số vùng đặc biệt có chủ định. Tuy nhiên hút thuốc vẫn là vấn đề khá phổ biến thậm chí ở giới trẻ. Khi được mời đến nhà riêng, khách nên hỏi chủ nhà xem anh ta có thể hút thuốc được không, tại nhà hàng cũng vậy, đó là điều lịch sự khi hỏi xem mình có được phép hút thuốc không. Ở nhà riêng người hút thuốc có thể được chỉ dẫn ra ban công.

  • Thăm hỏi: Ngôi nhà là một trung tâm trọng điểm lớn trong cuộc sống xã hội người Phần Lan. Khách quốc tế không phải lo ngại về việc được mời đến nhà ai đó, anh ta có thể thấy được sự thư giãn thoải mái và không khí thân mật của chủ nhà. Khi đến thăm hỏi khách có thể mang rượu, hoa đến biếu chủ nhà. Người Phần Lan thường có ngôi nhà riêng ở miền quê, đây được gọi là ngôi nhà thứ hai của họ, vào mùa hè và khi nghỉ hưu họ thường về đó để nghỉ ngơi. Khi khách đến thăm nhà riêng ở nông thôn họ không hề phàn nàn về điều kiện cổ xưa ở đây. Phần thưởng tốt nhất cho những ông chủ là sự hài lòng của khách khi về thăm miền quê.


Đánh giá tiềm năng thị trường:

Phần Lan Việt Nam là một trong tám nước (một trong hai nước ở Châu Á) được chọn là đối tác lâu dài về hợp tác phát triển của Phần Lan, nhận hỗ trợ trong các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, lâm nghiệp, nước sạch và vệ sinh, khoa học công nghệ. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang được hỗ trợ rất nhiều để có thể hợp tác với các doanh nghiệp Phần Lan. Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư và kinh doanh tại thị trường này sẽ được hỗ trợ tương tự như doanh nghiệp Phần Lan. Đặc biệt, Phần Lan còn có hệ thống nghiên cứu thị trường từ nhiều năm qua, vì vậy khi doanh nghiệp Việt Nam đến kinh doanh tại thị trường Phần Lan sẽ được hỗ trợ từ hệ thống nghiên cứu này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai bên còn có nhiều thuận lợi khi hợp tác với nhau như, doanh nghiệp hai nước có điểm tương đồng đó là có quy mô tương đối nhỏ, do đó sẽ có những trải nghiệm và nhu cầu giống nhau. Chính điều này sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp hai bên dễ dàng tìm ra được cơ hội hợp tác phù hợp.

Ngoài lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác tốt là giáo dục, Việt Nam và Phần Lan có thể hợp tác với nhau trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tại Phần Lan, công nghệ thông tin có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống cũng như trong các dịch vụ như Chính phủ số, công nghệ điện tử. Đó là những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng và học hỏi rất nhiều từ các doanh nghiệp Phần Lan.

Các mặt hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan gồm hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy... Việt Nam nhập khẩu từ Phần Lan máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, giấy các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm hóa chất, sắt thép các loại... Hai bên đang tích cực phấn đấu tăng dần kim ngạch thương mại với mục tiêu cán đích 1 tỷ USD trong những năm tới.

Phần Lan, do thời tiết lạnh kéo dài, chiếm phần lớn thời gian trong năm, nên có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại nông, thủy sản nhiệt đới, mà đây là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam. Phần Lan không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là một cửa ngõ quan trọng để các sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam thâm nhập vào các nước Bắc Âu khác như Nauy, Thụy Điển, thậm chí sang cả Liên bang Nga. Tuy nhiên, giá trị hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan hiện còn khá khiêm tốn.

Những hạn chế lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Phần Lan và Bắc Âu là thiếu sự hiểu biết về văn hóa, xã hội, chất lượng, hình thức, khẩu vị của người tiêu dùng Bắc Âu… Chính vì thế, nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam đang được xuất thô dạng nguyên liệu sang một nước thứ ba để chế biến, đóng gói rồi mới đi vào thị trường Phần Lan và các nước Bắc Âu khác. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nông, thủy sản nhập khẩu của người tiêu dùng Phần Lan đang ngày càng tăng lên, nhất là với các mặt hàng thủy sản. Hiện nay, người tiêu dùng Phần Lan đang ưa chuộng nhiều loại cá nhập khẩu như cá hồi, cá ngừ … Nếu có ý định xuất khẩu sang Phần Lan, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên nghiên cứu “tấn công” vào thị trường ngách.

Các mặt hàng thủy sản khác như tôm, nhuyễn thể cũng đang ngày càng được người tiêu dùng Phần Lan quan tâm nhiều hơn. Đáng chú ý là riêng với mặt hàng tôm, tuy giá trị xuất khẩu sang Phần Lan là khá nhỏ so với giá trị xuất khẩu tôm nói chung, nhưng tôm Hồ sơ thị trường Phần Lan 25 Việt Nam hiện đang chiếm 9% giá trị tôm nhập khẩu vào Phần Lan và Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào nước này. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào Phần Lan và nên chú ý tới yêu cầu của thị trường Phần Lan là ưa chuộng tôm đã qua chế biến mà không thích tôm dạng nguyên con. Phần Lan cũng là một thị trường trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm thủy sản đóng hộp như tôm đóng hộp, mực đóng hộp, cá đóng hộp… Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản đóng hộp ở nước này đang ngày càng gia tăng bởi sự tiện lợi của sản phẩm....

Người tiêu dùng Phần Lan đã có những thay đổi trong việc lựa chọn hàng hoá. Nếu như trước đây yêu cầu sản phẩm phải ngon, chất lượng đảm bảo thì giờ đây yếu tố tiện lợi, sẵn sàng ăn và nấu nướng để tiết kiệm thời gian. Cụ thể, những mặt hàng đã qua chế biến, đóng hộp được ưa chuộng hơn cả. Ngay cả những mặt hàng đông lạnh cũng cần chế biến thuận lợi nhất cho người tiêu dùng. Ví dụ, tôm đông lạnh phải bóc vỏ, cá hồi phải cắt lát…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý sau khi nhận được báo giá, các doanh nghiệp phân phối sẽ tiến hành đi kiểm tra nhà máy, cơ sở sản xuất và sau đó nếu các doanh nghiệp đáp ứng mọi yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, năng lực sản xuất, nuôi trồng, bảo vệ môi trường… thì mới ký kết hợp đồng.

Đặc biệt, an toàn vệ sinh thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu cùng với các yêu cầu quan tâm đến chất lượng nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm (nuôi trồng nông thủy hải sản theo tiêu chí thân thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu…).

Ngoài ra, các vấn đề ràng buộc pháp lý của sản phẩm (nếu tiêu dùng mà sản phẩm gây tổn hại đến sức khỏe...) cũng được ghi chú trong hợp đồng; đóng gói và dán nhãn phải có những thông tin đầy đủ, chi tiết để người tiêu dùng có thể cập nhật nhanh mọi thông số cần biết trước khi lựa chọn sản phẩm; phải có bộ chứng từ đầy đủ, hợp pháp… là những lưu ý rất quan trọng khi xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.

Ngoài ra, nếu khi xuất khẩu qua một nhà phân phối trung gian của Phần Lan, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chi hoa hồng thực hiện hợp đồng với mức chi phí là 15% giá trị hợp đồng.


Những lý do khiến Phần Lan trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Địa chỉ hữu ích:
Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan
- Địa chỉ: Kulosaarentie 12, 00570 Helsinki, Phần Lan
- Tel: (+35) 8 9 6229900 / 9 5626302
- Fax: (+35) 8 9 62299022
- Email: vietnamfinland@gmail.com; vnemb.fi@mofa.gov.vn
- Website: https://www.vietnamembassy-finland.org/en/

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a)
- Địa chỉ: Upplandsgatan 38, 113 28 Stockholm, Thụy Điển
- Điện thoại: (+46) 8 322 666
- Fax: (+46) 8 321 580
- Email: se@moit.gov.vn
- Tham tán thương mại: Bà Lê Thị Thu Nguyệt

Hải quan Phần Lan: http://www.tulli.fi/en/index.jsp
Chính phủ Phần Lan: http://valtioneuvosto.fi/en/frontpage
Đầu tư vào Phần Lan: http://www.investinfinland.fi/main.php


Tư liệu tham khảo:
Số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam với Phần Lan của Tổng Cục Hải quan Việt Nam và Bản đồ thương mại (Trade map) của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)

Thông tin tổng quan về Phần Lan của CIA The World Factbook https://www.cia.gov/library/publications/resources/the-world-factbook/

Thông tin về quy định nhập khẩu vào Phần Lan có tại website: http://www.austrade.gov.au

Thông tin về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Phần Lan trên website của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Trang web của Cục Xúc tiến thương mại: www.vietrade.gov.vn
Trang web của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn

Mọi thông tin xin liên hệ: Cục Xúc tiến thương mại Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường
Địa chỉ: 20 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 84.4.4.39347628, số máy lẻ 174; 193
Fax: 84.4.39348142
Email: nctt@vietrade.gov.vn Website: http://www.vietrade.gov.vn


Ngày nghỉ/lễ Tết:
  • Ngày 1 tháng 1: Tết năm mới

  • 06/1: Lễ hiển linh (chúa Giêxu ra đời)

  • 01/5: Lễ giữa hè

  • 02/6: Ngày thứ hai Lễ Hiện xuống

  • 04/11: Ngày Thánh 

  • 06/12: Ngày lễ độc lập

  • 25/12: Giáng sinh

 
Nguồn tham khảo:
https://trungtamwto.vn/upload/files/fta/196-chua-ky-ket/199-viet-nam---eu-evfta/247-an-pham---tai-lieu/Bao%20cao%20ho%20so%20thi%20truong%20Phan%20Lan.pdf

Nguồn tin: trungtamwto.vn

HOTLINE

Chăm sóc KH

0888118446

EMAIL

Hỗ trợ 24/7

hotline.lienthanh@gmail.com

GIỜ

Làm việc

8:30 AM – 17:30 PM Mon-Sat

ĐỊA CHỈ

Văn phòng

78/K9 Cộng Hòa, Phường 4, Tân Bình, Thành phố HCM, Việt Nam

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây